NHỔ RĂNG

Nhổ răng là một quyết định không hề đơn giản, hầu hết các bác sĩ luôn ưu tiên giữ lại răng thật cho bệnh nhân.

Nhưng sẽ có nhiều trường hợp bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng, để tránh nhiều biến chứng ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

1. KHI NÀO CẦN NHỔ RĂNG ?

Nhổ bỏ răng sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp:

1.1 Răng bị sâu

Khách hàng có tình trạng sâu răng nghiêm trọng, ngày càng bị hư tổn nặng nề và kéo theo những cơn đau dai dẳng thì những răng sâu cần phải được nhổ bỏ

1.2 Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch

Đối với những răng mọc lệch, mọc ngầm…vừa không có chức năng ăn nhai vừa gây ra nhiều đau đớn thì nên sớm nhổ răng

1.3 Răng viêm tuỷ

Tủy răng khi đã bị viêm rất dễ bị áp xe, chân răng bị nhiễm trùng, lâu ngày làm tăng khả năng lan rộng viêm quanh cuống, mức độ nghiêm trọng gây ra hoại tử tủy.

Răng viêm tủy nếu không điều trị sớm thì nhiễm trùng có thể lan rộng, từ đó hình thành những ổ viêm ở chân răng được gọi là viêm cuống răng.

Điều này khiến cho chân răng tổn thương nặng và ngày càng yếu đi, thậm chí là hoại tử tủy ở giai đoạn cuối mà không thể điều trị. Lúc này, bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng đi.

1.4 Viêm nha chu

Khách hàng bị bệnh nha chu với tình trạng tiêu xương nhiều, nướu bị tụt thấp hoặc chân răng không còn bám vững khiến răng lung lay, dễ rụng.

Răng viêm tuỷ
1.5 Khi thực hiện niềng răng chỉnh nha

Các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bớt răng khi niềng với trường hợp sau:

Răng móm, hô, mọc lộn xộn, chen chúc do hàm nhỏ không đủ chỗ và cần tạo khoảng trống để răng di chuyển về lại vị trí thẩm mỹ. 

2. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC VÀ SAU NHỔ RĂNG

– Nên nhổ vào buổi sáng nhằm giảm nguy cơ mất máu: buổi sáng, huyết áp thường ổn định hơn, do đó nguy cơ chảy máu.

– Bạn cần ăn sáng và không uống cafe. Cho bác sĩ biết về tình hình sức khỏe hiện tại của mình;

– Nếu có tim mạch, huyết áp, tiểu đường cần điều trị ổn định trước 

– Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu như Clopidogrel, Aspirin,…thì nên dừng thuốc ít nhất 3 ngày để ngăn chặn nguy cơ gây chảy máu khó cầm được.

– Phụ nữ đang mang thai không nên nhổ răng vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi

– Nếu chị em đang trong chu kỳ kinh nguyệt không nên nhổ răng . 

Cần chăm sóc vệ răng miệng kỹ lưỡng để tránh bị viêm nhiễm

+ Cầm máu thật tốt, cắn gạc cầm máu ít nhất 10 phút.

+ Nghiêm chỉnh tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và dùng thuốc kháng sinh để tránh biến chứng nhiễm trùng sau nhổ răng.

+ Không súc miệng hoặc ngậm nước muối.

+ Không khạc nhổ và dùng tay chạm vào hoặc dùng bất cứ vật gì để chạm vào vết thương.

+ Ngày đầu sau khi nhổ bạn nên ăn cháo hoặc thức ăn mềm để tránh nhai mạnh vào vùng nhổ răng.

+ Không hút thuốc, không sử dụng rượu bia.

+ Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

+ Nếu có điều gì bất thường thì liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

+ Có kế hoạch để phục hồi răng đã mất càng sớm càng tốt, nhằm tránh các hậu quả của việc mất răng lâu ngày.

C:\Users\MK\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\Untitled-1.jpg

3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Bước 1 – Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát khoang miệng

Bước 2 – Chụp X –quang

Bước 3 – Gây tê tại chỗ: để quá trình nhổ không gây đau đớn cho bệnh nhân .

Bước 4 – Tiến hành: Dùng kìm chuyên dụng nhổ rời ra khỏi tổ chức xương hàm.

Bước 5 – Cầm máu và hẹn lịch tái khám: Bác sỹ đặt kềm co mạch để cầm máu cho bệnh nhân.

Trong 24h bệnh nhân không được chải ở chỗ răng mới nhổ hay dùng thực phẩm cay nóng.

Đồng thời,bác sỹ sẽ kê toa thuốc giảm đau và hẹn lịch tái khám…

4. CHI PHÍ NHỔ RĂNG TẠI MAPLEDENT

Nếu bạn đang tìm địa chỉ an toàn thì Hệ thống Nha khoa MAPLEDENT là một lựa chọn tốt cho bạn.

Gọi ngay
Đặt hẹn
Chi nhánh
Bảng giá