1. CẮT LỢI LÀ GÌ ?
Cắt lợi là gì? Khi nào cần thực hiện cắt lợi? Cách chăm sóc sau khi cắt lợi,…
Mời bạn hãy cùng Mapledent tìm hiểu nha!
Phẫu thuật cắt lợi (cắt nướu) là phẫu thuật cắt bỏ mô nướu thừa hoặc phát triển quá mức, được bác sĩ dùng để điều trị các bệnh về nướu răng (như nha chu) hoặc tạo hình thẩm mỹ.
Dưới đây là một số lợi ích của thủ thuật cắt nướu:
- Loại bỏ mô nướu phát triển quá mức.
- Khắc phục cười hở lợi.
- Điều trị viêm nướu

Cắt lợi được xem là tiểu phẫu đơn giản, nhưng yêu cầu độ tỉ mỉ cao. Thủ thuật cắt lợi có thời gian thực hiện nhanh, ít đau, không cần khâu vết thương. Quá trình cắt mô lợi dư thừa thường mất từ 30-60 phút, có thể chênh lệch tùy vào số lượng răng cần cắt.
2. CÓ NÊN CẮT LỢI KHÔNG?
Bác sĩ có thể đề xuất cắt nướu răng cho những trường hợp:
- Viêm nướu, viêm nha chu.
- Chấn thương, nhiễm trùng nướu.
- Thẩm mỹ cho răng cười hở lợi.
- Sai lệch vị trí răng dẫn đến mô nướu dư thừa.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc gây phì đại nướu, như aplodipine điều trị cao huyết áp hay cyclosporine dùng để ức chế miễn dịch.
2.1 Cắt Lợi Làm Dài Thân Răng Chữa Cười Hở Lợi
Khi nướu phát triển quá nhiều sẽ gây ra cười hở lợi khiến răng trông ngắn hơn. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ nụ cười
Là phương pháp thẩm mỹ đơn giản, giúp người cải thiện sự tự tin trong giao tiếp và cuộc sống.

Thủ thuật kéo dài thân răng
2.2 Cắt nướu bị viêm
Viêm nướu được gây ra bởi sự tích tụ của mảng bám, vi khuẩn, vôi răng.
Nếu tình trạng nặng, viêm nướu có thể gây tổn thương mô mềm quanh răng, thậm chí phá hủy xương ổ răng.
Để loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây viêm nướu, bác sĩ có thể kết hợp cắt nướu và làm sạch chân nướu.
2.3 Cắt lợi thừa, lợi trùm
Ở một số người bệnh, lợi phát triển quá mức sẽ bọc hoặc trùm lên thân răng, ảnh hưởng đến sự phát triển của răng.
Lúc này, bác sĩ sẽ cắt phần lợi thừa để hạn chế các biến gây đau.
2.4 Cắt nướu để trẻ mọc răng
Trong giai đoạn thay răng, đôi khi vùng nướu quá dày có thể cản trở quá trình mọc răng của trẻ.
Lúc này, bác sĩ sẽ chủ động cắt một phần lợi để răng có thể mọc dễ dàng hơn, tránh những biến chứng như xô lệch răng, răng mọc sai vị trí.
3. PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT CẮT LỢI
3.1 Cắt lợi bằng laser
Khi phẫu thuật, bác sĩ dùng thiết bị laser cầm tay để loại bỏ mô nướu dư thừa.
Tia laser có khả năng cầm máu tức thời sau khi cắt.
Cắt lợi bằng laser hiện đang là phương pháp hiện đại và có nhiều ưu điểm nhất.
Những ưu điểm như:
- Thời gian phẫu thuật nhanh nhất.
- Mức độ đau thấp nhất.
Cắt lợi bằng laser giúp vết thương hạn chế chảy máu sau phẫu thuật.
4. CẮT LỢI CÓ ĐAU KHÔNG? CÓ MỌC LẠI KHÔNG?
- Câu trả lời là có, tuy nhiên cơn đau không đáng kể, do cắt lợi chỉ là tiểu phẫu nhỏ, không hề xâm lấn vào cấu trúc răng.
- Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ gây tê vùng nướu cần loại bỏ. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc giảm đau giúp bệnh nhân không còn cảm giác đau.
- Phần lợi đã bị cắt không thể mọc lại.
5. CẮT LỢI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Tiểu phẫu cắt nướu là kỹ thuật khá đơn giản, thời gian thực hiện nhanh, thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay chức năng răng miệng sau khi thực hiện.
Tuy nhiên, có thể gây một số tác dụng phụ như:
- Chảy máu.
- Khó chịu.
- Sưng tấy, bầm tím.
- Răng nhạy cảm hơn.
Các triệu chứng trên rất bình thường và có thể tự khỏi sau 3-4 ngày.
6. QUY TRÌNH CẮT LỢI
Quy trình cắt nướu thường diễn ra như sau:
- Gây tê: Bác sĩ gây tê vùng nướu trước khi phẫu thuật.
- Cắt nướu: Bác sĩ cắt nướu thừa, phát triển quá mức bằng dao hoặc laser.
- Định hình nướu: Sau khi cắt mô nướu dư thừa, bác sĩ định hình lại phần nướu còn lại, giúp nướu cân xứng với răng.
- Bột băng nha chu: Bác sĩ có thể đặt một lớp bột mềm lên vùng vừa phẫu thuật để bảo vệ nướu. Lớp bột có thể tự rơi sau một thời gian hoặc được bác sĩ loại bỏ khi tái khám.

7. SAU KHI CẮT LỢI BAO LÂU THÌ LÀNH?
Người cắt lợi chỉ cần nghỉ ngơi 1-2 ngày, sau đó có thể bắt đầu đi làm, đi học hay vận động nhẹ nhàng.
Nếu phải làm việc nặng, người cắt lợi nên nghỉ ngơi ít nhất 3 ngày.
Do khi làm việc nặng, nhịp tim tăng cao có thể khiến vết thương đau, chảy máu và sưng.
8. HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC SAU KHI CẮT LỢI
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt ở vùng nướu được phẫu thuật.
- Đánh răng nhẹ nhàng, nên dùng bàn chải lông mềm, súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn.
- Uống đủ các loại thuốc kháng sinh, giảm đau được bác sĩ kê.
- Hạn chế ăn thực phẩm cứng giòn, nóng, lạnh, giàu axit vì có thể gây ra kích ứng ở vùng phẫu thuật.
- Không dùng rượu bia, thuốc lá.
- Không chạm vào vết thương bằng tay hoặc lưỡi.
- Tái khám đúng lịch để bác sĩ kiểm tra tình hình vết thương sau điều trị.
Lưu ý, bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu xuất hiện một số triệu chứng như vết thương chảy máu không ngừng; có dịch, mủ chảy ra từ vết thương; đau không thuyên giảm dù đã uống thuốc; sốt.
Để đặt lịch thăm khám bệnh nhân vui lòng liên hệ trực tiếp Holine: 0828 35 45 65 hoặc nhắn tin trực tiếp tại đây