1. RĂNG KHÔN
Răng khôn là 4 răng mọc ở 4 góc phía trong cùng vị trí răng 8, khi xương hàm đã ngừng phát triển.
Răng số 8 thường phát triển ở người từ 17 tuổi – 25 tuổi, cũng có một số trường hợp mọc răng ngoài giai đoạn này.
Răng khôn mọc nghiêng 45° đẩy răng số 7 gây đau nhức toàn vùng
Răng khôn cần nhổ khi:
- Răng khôn mọc lệch, mọc nghiêng, mọc ngầm dẫn đến đau nhức cho răng bên cạnh
- Giữa răng khôn và răng kế bên tạo thành khe giắt.
- Viêm nha chu hoặc răng số 8 bị sâu.
- Răng số 8 dị dạng, nhỏ, gây tình trạng răng bên cạnh bị nhồi nhét thức ăn.
2. NHỔ RĂNG KHÔN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Ngày nay, phẫu thuật nhổ bỏ răng số 8 rất phổ biến và cũng hiếm khi xảy ra biến chứng do được thực hiện bằng kỹ thuật hiện đại.
Dù vậy, vẫn còn một số biến chứng bạn cần lưu ý:
- Viêm ổ răng và nhiễm trùng: Ổ răng bị viêm nhiễm làm cho lợi và xương hàm bị sưng đau, có dịch mủ màu trắng hoặc màu vàng chảy ra từ ổ răng, có mùi hôi, sốt cao,…
- Hiện tượng này xảy ra do người bệnh không chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng.
- Nhiễm trùng máu: Ổ răng bị viêm nhiễm nếu không được chữa trị có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết với các biểu hiện như: sốt cao, cả người rét run,…
Chính vì vậy, để giảm thiểu và ngăn ngừa nguy cơ gặp biến chứng sau khi nhổ bỏ răng khôn, bệnh nhân cần được thăm khám kỹ và báo cho bác sĩ biết bệnh nền (nếu có) trước khi tiến hành phẫu thuật.
Sau khi nhổ, cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ về việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách.
3. CÁC TRƯỜNG HỢP RĂNG KHÔN KHÔNG NÊN NHỔ
- Răng số 8 mọc thẳng hàng và khớp với hàm răng trên.
- Răng số 8 mọc không làm ảnh hưởng răng số 7.
- Mắc các bệnh mạn tính: chứng đông máu, thần kinh, đái tháo đường, huyết áp, bệnh tim,…
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Người bệnh thường khá khó khăn trong việc quyết định có nên loại bỏ răng số 8 hay không.
Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ về tình trạng răng số 8 của mình để được tư vấn phương pháp phù hợp.